In 3d có rất nhiều công nghệ khác nhau, thiết bị máy in 3d cũng có vô số các chủng loại. Ở bài viết này, chúng tôi cung cấp cái nhìn khái quát nhất về các công nghệ in 3d cũng như giới thiệu đến quý bạn đọc những THIẾT BỊ phù hợp – với giá thành phù hợp cho thị trường Việt Nam nói chung.
- Máy scan 3D Einscan Pro- Máy scan 3D đồ gỗ – mỹ nghệ.
- Máy quét 3D Einscan Pro Plus – Máy quét 3D ứng dụng đa ngành nghề.
1. Công nghệ in 3D FDM (FFF): | ![]() |
Công nghệ in 3D bằng phương pháp FDM (Fused Deposition Modeling) hay có tên gọi khác là FFF | được phát triển bởi Scott Crump, và thương mại hóa từ năm 1991. Trong những năm qua nhu cầu cho các bộ phận, mô hình chức năng liên tục phát triển và công nghệ Fused Deposition Modeling rất phù hợp với tất cả các yêu cầu ngày nay.
Công nghệ tạo in 3D bằng phương pháp FDM có thể tạo ra những sản phẩm phức tạp mà các công nghệ tạo hình truyền thống không làm được. Những sản phẩm với kết cấu phức tạp, những sản phẩm có các khoảng rỗng bên trong với vỏ ngoài kín, những sản phẩm mang tính chất từu tượng…
Ưu điểm:
Tạo mẫu với giá chi phí thấp, tiện lợi:
Một trong những vấn đề khách hàng thường lo nhất khi mua máy, là chi phí in một sản phẩm có cao không? Khi mới sử dụng, chính mình cũng rất bất ngờ khi chi phí này không hề cao. Một cuộn nhựa 1kg có thể cho ra hàng tá sản phẩm, nếu in liên tục trong 10 ngày thì mình mới sử dụng được hết một cuộn nhựa.
So với cách tạo mẫu thông thường như CNC hay đắp thạch cao, đất sét… Có vẻ in 3D chiếm ưu thế hơn nhiều về giá, độ chính xác sản phẩm mẫu cao mà giá thành rất vừa túi tiền.
Dễ sửa chữa:
Máy in 3D có cấu tạo khá đơn giản, ngay đến một người không hề qua trường lớp về máy móc vẫn có thể dễ dàng tháo ra và lắp lại. Các bộ phận trong máy in cũng riêng biệt, và có thể dễ dàng sửa chữa, thay thế.
Rất hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn quyết định chọn công nghệ in 3D để giúp ích cho công việc của mình.
Mọi thắc mắc thêm về công nghệ in 3D, bạn hãy viết bên dưới.
Nhược điểm:
Sản phẩm khi in ra chưa được sắc nét:
Với công nghệ FDM, sản phẩm khi in ra luôn có những đường vân sọc từng lớp. Sản phẩm khi in xong chưa đạt đủ độ bóng, và độ thẩm mỹ để có thể thương mại hóa.
Có một số nỗ lực xử lý để sản phẩm đẹp hơn như xông hơi acetone, xịt sơn, chà láng… Nhưng như vậy sẽ kéo dài thời gian chế tạo sản phẩm, và hiệu quả cũng chưa cao.
Nhìn chung sản phẩm in 3D với công nghệ FDM thường được dùng để làm sản phẩm mẫu, nhưng chưa đủ để làm thành sản phẩm thương mại với số lượng nhiều.
Khó sử dụng với người không rành công nghệ:
Không như chiếc máy in giấy thông thường, máy in 3D có cách hoạt động phức tạp hơn. Bạn phải có file 3D, sau đó dùng phần mềm slice để chuyển file này thành file cho máy in, và điều chỉnh máy in hoạt động như ý. Bạn phải có một ít kiến thức cơ bản về 3d và máy tính mới có thể sử dụng tốt được máy.
Thời gian in lâu:
Để hoàn thành một khối vuông kích thước 20x12x14cm có thể mất hơn 1 ngày in. Và đang số các công nghệ in 3D khác nhau đều tốn thời gian lâu như vậy. Nhưng một điều tốt là nếu máy đã chạy trơn tru, bạn có thể để máy chạy suốt ngày đến khi sản phẩm hoàn thành.
Kích thước in còn nhỏ:
Đa số các máy in 3D trên thị trường có kích thước in khá nhỏ, <25x25x20cm. Một phần vì thời gian in lâu, nếu kích thước có lớn quá thì in rất lâu, một phần vì giá thành làm kích thước lớn sẽ đội giá máy in lên cao, torng khi nhu cầu lại không có.
Cách khắc phục là khi có mô hình lớn hơn kích thước máy có thể in, bạn có thể tách mô hình ra làm nhiều phần để in riêng, sau đó ráp chúng lại với nhau. Độ chính xác của máy in rất cao, nên các phần sẽ khớp hoàn toàn với nhau.
2. Công nghệ in 3D SLA/DLP: | ![]() |
Công nghệ in 3D SLA (Stereolithography) đã được nghiên cứu vào những năm 1970, nhưng mãi đến năm 1986 Chuck Hull (người Mỹ) là người đầu tiên đăng kí bằng sáng chế và đặt tên cho công nghệ này. Sau đó ông đã thành lập công ty 3D System Inc, để thương mại hóa bằng sáng chế của mình. Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 công nghệ in 3D SLA đang được phổ biến một cách rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra xu thế mới cho ngành công nghiệp in 3D.
Công nghệ in 3D SLA hay còn gọi là SL viết tắt của cụm từ Stereolithography hay còn có một số tên gọi khác là Optical fabrication , Photo-solidification. Có thể dịch sang Tiếng Việt là công nghệ in 3D bằng ánh sáng hoặc phương pháp đông đặc vật rắn bằng ánh sáng. Vật liệu sử dụng ở dạng lỏng.
Công nghệ DLP (Digital Light Processing) được phát minh vào năm 1987 bởi Larry Hornbeck và trở nên cực kỳ phổ biến trong máy chiếu. DLP sử dụng một mạng lưới máy tính điều khiển, vi-gương, đặt ra trên một chip bán dẫn. Những gương nhỏ nghiêng qua lại. Khi một gương nghiêng, nó phản xạ ánh sáng, tạo một pixel sáng. Khi gương nghiêng theo cách khác, các điểm ảnh tối. Công nghệ này được sử dụng trong máy chiếu phim, điện thoại di động, và cũng cho in 3D. Một trong những lợi ích cho in 3D là tốc độ của nó: Bạn có thể in các lớp trong tích tắc với loại máy in 3D.
Máy in 3D DLP chủ yếu được sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp. Đây là loại máy in 3D tốc đọ cao với độ phân giải tuyệt vời.
Công nghệ in 3D SLS:
Công nghệ SLS vận hành tương tự SLA nhưng vật liệu ở dạng bột, thủy tinh,…có thể tạo lớp bằng vật liệu phụ trợ là keo chuyên dụng (có khi kèm màu sắc CMYK, RGB nếu in 3D đa sắc màu), hoặc tia laser, tia UV,….
Công nghệ SLS (Selective Laser Sintering): Đây là loại máy in 3D đòi hỏi việc sử dụng laser công suất lớn đắt tiền, tuy nhiên, trong giá của nó khá cao với của người tiêu dùng phổ thông. Đây là loại máy in 3D đòi hỏi việc sử dụng laser công suất lớn đắt tiền, tuy nhiên, trong giá của nó khá cao với của người tiêu dùng phổ thông.
Công nghệ in 3D SLM – Công nghệ in 3D Kim loại:
Đây là công nghệ in 3D kim loại, sử dụng vật liệu dạng bột titan, bột nhôm, bột đồng, bột thép để làm vật liệu in 3D. Công nghệ SLM vận hành tương tự SLA, SLS nhưng sử dụng tia UV, tia laser cường độ lớn.
Vật liệu điển hình được sử dụng là thép không gỉ, nhôm, titan, và cobalt chrome. Đối với các ứng dụng trong hàng không vũ trụ hoặc chỉnh hình y tế ngành công nghiệp, công nghệ in 3D SLM được sử dụng để tạo các bộ phận với hình học phức tạp và cấu trúc thành mỏng, với các kênh ẩn hoặc khoảng trống. Ở những nơi khác, như trong đoạn video trên, nó được sử dụng để chế tạo Tua bin khí cho ngành công nghiệp năng lượng.
Vì giá thành thiết bị (máy in 3d kim loại) và vật liệu đang ở mức khá cao nên công nghệ này chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Các nước có sản xuất máy và sử dụng công nghệ này nhiều nhất đó là: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ý,…
Ở Việt Nam một số đơn vị nha khoa sử dụng máy in 3D kim loại để sản xuất răng.
Công nghệ EBM (Electron Beam Melting):
Ngược lại với SLM, kỹ thuật EBM sử dụng một chùm tia điện tử máy tính điều khiển dưới chân không để làm tan chảy hoàn toàn bột kim loại ở nhiệt độ cao lên đến 1000 ° C.
Đây là loại máy in 3D có thể sử dụng kim loại như titan tinh khiết, Inconel718, và Inconel625 để chế tạo phụ tùng hàng không vũ trụ và cấy ghép y tế. Nhưng trong khi các công nghệ in 3D hiện nay nó rất chậm và rất tốn kém.
Công nghệ in 3D BJ (Binder Jetting):
Đây là công nghệ in 3D được nghiên cứu và phát minh tại MIT. Công nghệ in dạng này đã xuất hiện dưới nhiều tên. Nó được gọi là “ “in 3D in phun”,”in thả-on-bột” hay – có lẽ phổ biến nhất – là ‘in bằng chất kết dính’.
Binder phun là một quá trình sản xuất chất phụ gia. Đây là loại máy tạo mẫu nhanh sử dụng nhiều loại vật liệu: một loại dạng bột thường là thạch cao nguyên liệu và một tác nhân liên kết – keo và các màu sắc nếu cần.
đất nền becamex Bình Phước
đất nền chơn thành
MUA BÁN ĐẤT NỀN XÃ CHƠN THÀNH
Mua bán đất nền xã Nha Bích
Mua bán đất nền TT Chơn Thành ( Thị trấn Chơn Thành)
mua bán đất nền dự án chơn thành
siêu dự án becamex / Siêu dự án bất động sản
Công nghệ tạo mẫu nhanh dạng này làm việc với các loại vật liệu: thạch cao, giấy gốm, kim loại, cát hoặc vật liệu nhựa. Những loại máy in 3D có một lợi thế rất lớn. Bạn có thể in đa sắc màu bằng cách thêm các sắc tố để các chất kết dính thường là CMYK. Ngoài ra còn có tiến bộ trong loại công nghệ in 3D. Trong năm 2016, Hewlett-Packard giới thiệu “Multijet Fusion” (MJF), mà muốn mang Binder phun vào level- tiếp theo. Một lớp vật liệu in 3D với công nghệ này thường rất mỏng, khoảng 0.08~0,12 (mm).
Ứng dụng của công nghệ in 3D này là: tạo mẫu nhanh, ngành mỹ thuật, ngành y tế, nha khoa và đặc biệt là đào tạo.
Đang cập nhật: ….. loading
Máy in 3D trên thị trường Việt Nam:
Các đơn vị bán máy in 3d trên thị trường Việt Nam có 02 nguồn chính:
- Máy nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.
- Máy tự lắp ráp tại Việt Nam.
Thông thường khách hàng ưa chuộng máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài, từ những nước có nền công nghiệp tiên tiến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ý,… hơn vì độ ổn định của thiết bị cao và sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của họ.
Công nghệ phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới là công nghệ FDM. Công nghệ này đơn giản, dễ sử dụng va khai thác. Nhưng những thiết bị được lắp ráp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự ổn định cao để đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp FDI cần thiết bị 3D công nghệ cao trên thị trường.
Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian ngắn; công nghệ – sản phẩm máy in 3d của các nhà sản xuất Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, cũng như những doanh nghiệp lớn có nhu cầu cao trong thị trường.